Trong cuộc sống thường ngày của chúng ta, con người luôn phải hoạt động và làm việc thường xuyên để đáp ứng nhu cầu cuộc sống. Môi trường thuận lợi nhất để con người làm việc là dưới ánh sáng ban ngày. Về ban đêm, hầu như chúng ta không làm việc vì ánh sáng không đủ. Vì vậy, ở những thập kỉ trước khi con người chưa chế tạo ra đèn chiếu sáng thì ánh sáng tự nhiên là một yếu tố vô cùng cần thiết. Chúng ta cùng tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển của đèn chiếu sáng từ xưa đến nay.

Ánh sáng thời sơ khai

Thời sơ khai khi loài người biết sử dụng được ánh sáng nhờ lửa qua củi khô, sau đó họ làm ra nến, đến khi họ biết sử dụng dầu và lửa để chiếu sáng thì đây là đèn chiếu sáng sử dụng chính. Sau khi đốt đèn dầu một thời gian thì các nhà nghiên cứu cũng chế tạo ra loại đèn khí.

Sự chiếu sáng luôn là một nhu cầu tự nhiên và không gì có thể thay đổi được của con người. Do vậy trong suốt tiến trình phát triển nhân loại, con người không ngừng tìm tòi phát minh ra các công cụ và các nguồn năng lượng có thể chiếu sáng.

Sự phát triển của đèn chiếu sáng

Ý tưởng chiếu sáng bằng điện đầu tiên được ra đời bởi nhà khoa học có tên Thomas Edison, ông đã dùng đèn sợi dây tóc làm nhiệt để chuyển đổi ra ánh sáng. Cũng bắt nguồn từ cơ sở đó các nhà khoa học không ngừng tìm tòi  để sáng tạo ra những nguồn sáng hoàn hảo hơn.

Theo ghi chép, tại Nga có một người tên Pê Trôp đã phát hiện ra từ nguồn nước ở hồ có thể dẫn được thành nguồn điện và từ nguồn điện đó dây dẫn được nung đỏ để tạo ra điện. Phát minh này trùng với phát minh của nhà khoa học chế tạo của người Anh là David. Cả 2 nhà khoa học này đều sáng tạo từ những năm 1802. Cấu tạo của hồ quang điện rất đơn giản khi các điện cực nhỏ dần thì khoảng cách giữa các cấu tạo tạo đó tăng dần lên khiến cho đèn hồ quang dễ tắt. Chính vì điều này mà mức độ ánh sáng của hồ quang điện không được lớn và chỉ sử dụng trong mức độ ánh sáng nhỏ như trong kính hiển vi, chiếu sáng ngọn hải đăng, trong các sân khấu….vv. Những mẫu đèn được phát minh đầu tiên này rất đơn giản không gây nguy hiểm nên nó được sử dụng bằng tay.

Về sau họ đã sử dụng điện cực than quay thay cho điện cực than tĩnh khiến cho thời gian sử dụng của hồ quang lâu hơn và thành công này đã gây được sự chú ý và mang lại  ý nghĩa rất thực tế – đây là phát minh của nhà khoa học người Pháp Dzan Bernar Fuco .Tuy nhiên đèn hồ quang có cấu tạo quá đơn giản và các cải tiến không nhiều nên ứng dụng của đèn này không được sử dụng rộng rãi.

Sau đèn hồ quang thì các nhà chế tạo đã tạo nên một đèn chiếu sáng khác họ lấy từ ánh sáng của nến để tạo ra nến điện. Nến điện được cấu tạo từ hai điện cực than, đặt song song nhau bằng một cầu dẫn điện có tiết diện nhỏ. Giữa nến điện và đèn hồ quang vẫn có mốt sự kiên kết chặt chẽ để tạo ra ánh sáng mạnh hơn. Trong trường hợp này hồ quang được duy trì một cách ổn định mà không cần đến hệ thống điều chỉnh nào mà vẫn giữ được năng lượng của hồ quang, chính vì vậy ánh sáng của nến khi kết hợp của hồ quang rất phù hợp với sựu chiếu sáng thông dụng.

Với sự kết hợp hài hòa của hai ứng dụng này người ta gọi đó là nến điện. Nến điện được sản xuất ra hàng loạt cho thời kì này tạo nên những ứng dụng một cách rộng rãi với những đột phá đầu tiên trong hệ thống chiếu sáng của ngành điện thời bấy giờ. Nó được sản xuất hàng ngàn chiếc mỗi năm để phục vụ đời sống con người.

Từ những nghiên cứu phát triển nền móng đó các nhà chế tạo đã ra đời thêm một số loại đèn chiếu sáng hiện đại hơn như: đèn sợi đốt nhồi khí, đèn Kxenon được chế tạo vào năm 1963, rồi đèn I ôt và Brom vào những năm 50 của thế kỉ trước. Những loại đèn này làm bằng kim loại điện cực khi thoát ra có thể phục hồi trở lại, hiệu suất rất cao. Rồi đèn thủy ngân được ra đời vào năm 1901, từ ý tưởng của đèn này mà nhà khoa học Peter Cooper Hewitt đã cho ra đời loại đèn huỳnh quang dạng ống làm tiền đề cho phát minh đèn compact được sử dụng rộng rãi đến bây giờ.

Công nghệ chiếu sáng ngày nay

Từ những năm 20 của thế kỉ trước cho đến nay, công nghệ đèn chiếu sáng nhất hiện đại nhất và ưu việt nhất chính là hệ thống đèn led. Đèn led được cấu tạo với cấu trúc bán dẫn phát sáng và nhận được ánh sáng với những màu mong muốn. Hệ thống đèn led chiếu sáng này được xem như nguồn sáng của tương lai, nó có một tuổi thọ rất lớn có thể lên đến mức 50.000 giờ. Ở các nước tiên tiến hiện nay không cho phép sản xuất và sử dụng các bóng đèn sợi đốt nữa mà thay vào đó là đèn led (Mỹ), việc này không liên quan tới tính thẩm mĩ mà liên quan đến vấn đề tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường.

Nhìn chung, lich sử của đèn chiếu sáng đi cùng với lịch sử phát triển nhân loại với nhiều phát minh khác nhau mà chúng ta không thể kể hết, mỗi phát minh hay sáng kiến đều là tiền đề để các sản phẩm chiếu sáng ra đời sau ưu việt và hữu ích hơn với con người và môi trường.

0967.120.005